Đau mắt đỏ bị chảy nước mắt là do đâu và cần được chăm sóc thế nào sẽ được hướng dẫn trong bài viết dưới đây cho bạn tham khảo và thực hành. Hãy cùng theo dõi để bạn biết được những triệu chứng mắt đỏ chảy nước mắt cần được xử lý như thế nào nhé.
Đại đa số các trường hợp viêm kết mạc (đau mắt đỏ) là nhẹ, không gây tổn thương nhãn cầu và không ảnh hưởng đến thị lực. Tuy nhiên, một số trường hợp hiếm có thể gây biến chứng nên nếu thấy trẻ hay bất cứ ai bị đau mắt đỏ thì cũng cần được đi khám để chẩn đoán và tìm cách điều trị thích hợp nhanh chóng khỏi bệnh nhất.
Xem nhanh
Đau mắt đỏ là gì?
Đau mắt đỏ còn được gọi là viêm kết mạc là một bệnh nhiễm trùng mắt xảy ra ở mọi lứa tuổi và thường trầm trọng hơn khi chuyển mùa do vi khuẩn, vi rút. Hoặc phản ứng dị ứng với một số tác nhân như hóa chất, môi trường và triệu chứng đặc trưng là mắt đỏ.
Bệnh thường khởi phát đột ngột, ban đầu ở một mắt sau đó lan sang mắt còn lại. Bệnh đau mắt đỏ rất dễ lây lan ra cộng đồng qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp với dịch từ mắt người bệnh. Bệnh dễ thành dịch và một người có thể bị đau mắt đỏ nhiều lần.
Nguyên nhân đau mắt đỏ bị chảy nước mắt
Nguyên nhân đau mắt đỏ và hay chảy nước mắt đầu tiên thường là do virus gây nên. Đây là nguyên nhân gây bệnh thường gặp nhất với các triệu chứng chảy dịch, ngứa, chảy nước mắt do có cục, sưng mi, giảm thị lực, chói khi có biến chứng khô mắt. Bệnh rất dễ lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với nước mắt của người bệnh; ho, hắt hơi khi kèm theo đau họng hoặc cảm cúm.
Thứ hai là do những vi khuẩn như Staphylococcus, Haemophilus Influenzae,… gây ra, có thể gây tổn thương nặng nếu không được điều trị kịp thời. Các triệu chứng thường gặp như chảy dịch vàng hoặc xanh vàng nhạt gây dính mi khi thức dậy vào buổi sáng, ngứa và đau mắt sưng đỏ chảy nước mắt nếu bệnh nặng có thể gây viêm loét giác mạc, giảm thị lực không hồi phục. Bệnh lây qua dịch tiết nước mắt hoặc vật dụng bị dính dịch tiết của mắt. Trường hợp nặng nhất, xấu nhất là bạn đau mắt đỏ chảy nước mắt màu hồng hay dịch hồng quanh mắt.
Do dị ứng: Như bụi, lông vật nuôi, phấn hoa, thuốc, v.v., thường khó xác định chính xác nguyên nhân gây dị ứng, xảy ra theo mùa, tồn tại hoặc tái phát. Bệnh có các biểu hiện như chảy nước mắt, rất ngứa mắt, viêm mũi dị ứng, bệnh xuất hiện ở cả hai mắt và không lây.

Chăm sóc đau mắt đỏ bị chảy nước mắt thế nào?
1. Điều trị đau mắt đỏ
- Vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý thường xuyên.
- Đeo kính râm để giảm độ chói và bảo vệ mắt khỏi bụi và vi khuẩn.
- Không được dụi mắt, tiện vào mắt.
- Chú ý nghỉ ngơi, chăm sóc dinh dưỡng hợp lý để tăng cường sức đề kháng và giúp bệnh mau hồi phục.
- Bạn có thể sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt chứa kháng sinh, kháng viêm để chống bội nhiễm mắt và hạn chế các triệu chứng khó chịu của bệnh theo chỉ định của bác sĩ.

2. Chăm sóc đau mắt đỏ
- Luôn giữ tay sạch sẽ, đặc biệt là bàn tay.
- Khi ra ngoài nên đeo kính để hạn chế gió bụi.
- Nhỏ nước muối sinh lý để rửa mắt, nhất là đối với gia đình có người thân bị bệnh.
- Người bệnh phải được cách ly: khăn tắm, chậu rửa mặt riêng, xà phòng, kính, thìa, bao gối, đeo khẩu trang khi nói chuyện và hạn chế đến chỗ đông người….
- Tập trung điều trị hợp lý, tích cực cho người bệnh cho đến khi khỏi hẳn, nên nghỉ ngơi tại nhà từ 5 – 7 ngày để người bệnh nhanh hồi phục, tránh lây lan bệnh trong cộng đồng.
- Sau khi chăm sóc người bệnh phải rửa tay bằng xà phòng. Sau khi khỏi bệnh, hãy rửa kính bằng xà phòng để tránh tái nhiễm.
3. Chế độ ăn uống
Người bị đau mắt đỏ có cảm giác nóng rát ở mắt, rất khó chịu. Đây cũng là một bệnh lành tính, có thể tự khỏi trong 7-10 ngày. Tuy nhiên để bệnh nhanh khỏi thì người bệnh cần có sự kết hợp giữa thuốc và chế độ ăn uống phù hợp.
Thực phẩm ăn kiêng:
- Thức ăn có mùi tanh như tôm, cá, ốc;
- Rau muống (vì sẽ ra nhiều ghèn hơn);
- Chất kích thích, đồ uống có ga;
- Mỡ động vật;
- Không được tự ý dùng kháng sinh.
Thực phẩm nên ăn:
- Cà rốt, rau xanh (trừ rau muống), ớt chuông cam, lòng đỏ trứng;
- Dầu cá;
- Chất chống oxy hóa astaxanthin;
- Quả việt quất.

Giờ thì bạn đã biết đau mắt đỏ bị chảy nước mắt nguyên nhân do đâu và cách sóc thích hợp rồi phải không nào. Bạn phải nên nhớ rằng khi bị đau mắt đỏ, bạn không nên tự ý điều trị, cần đến ngay bác sĩ chuyên khoa mắt để được khám, hướng dẫn và tìm ra hướng giải quyết tốt nhất cho bạn nhé.